M&A SERVICE Dịch vụ tư vấn M&A
S&C là công ty tư vấn chuyên về mảng M&A giữa Nhật Bản và Việt Nam. Với kinh nghiệm phong phú và hiểu biết sâu rộng về thị trường hai nước, chúng tôi đem đến cơ hội tối đa để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển tại thị trường Nhật và hợp tác với các nhà đầu tư Nhật Bản.
M&A Process Consulting Đặc điểm nổi bật trong M&A của SOLARA & CO
-
Am hiểu thị trường & văn hóa kinh doanh hai nước
Nắm vững quy định pháp lý, quy trình đầu tư và văn hóa doanh nghiệp tại cả Việt Nam và Nhật Bản, giúp thương lượng và triển khai thương vụ M&A diễn ra thuận lợi. -
Mạng lưới kết nối nhà đầu tư chiến lược rộng khắp Nhật Bản
Sở hữu mạng lưới hơn 50 đối tác tại Nhật và các cựu chuyên gia SMEs tại Nhật Bản, S&C sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận các cơ hội mua bán – sáp nhập phù hợp nhất. -
Hỗ trợ tích hợp sau giao dịch (Post-Merger Integration)
Tiếp tục đồng hành hỗ trợ thông qua các giai đoạn hậu M&A, đảm bảo quá trình tích hợp và giao tiếp giữa hai bên diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. -
Đưa thương vụ thành công trong thời gian ngắn nhất
Kết nối thành công nhiều thương vụ M&A quốc tế chỉ trong vòng 8 tháng, nhờ cách tiếp cận linh hoạt và thực tế.

trực triếp/năm.
Deal Size trung bình
Quy trình hỗ trợ toàn bộ quy trình A-Z
Phân tích đánh giá
Tìm kiếm
nhà đầu tư
(Thư quan tâm)
(Thẩm định)
S&C sẽ hỗ trợ quý công ty có nhu cầu M&A từ định giá, chuẩn bị hồ sơ, đàm phán với nhà đầu tư xuyên suốt quá trình M&A, hỗ trợ chuẩn bị tài liệu để kiểm toán, tư vấn các điều kiện chuyển nhượng để có lợi nhất cho bên bán.
Financial Advisory Services Dịch vụ thẩm định (Due diligence)
Việc thực hiện thẩm định chính xác và toàn diện là điều không thể thiếu để đảm bảo thành công cho quy trình M&A.
Chúng tôi cung cấp các dịch vụ thẩm định chuyên sâu và đáng tin cậy trong các lĩnh vực dưới đây để góp phần hỗ trợ đắc lực cho quá trình ra quyết định trong giao dịch.

-
Thẩm định tài chính
Phân tích chi tiết tình hình tài chính của công ty mục tiêu, đánh giá khả năng sinh lời, dòng tiền và các rủi ro tài chính. Từ đó, cung cấp dữ liệu đáng tin cậy làm cơ sở cho quyết định đầu tư và đàm phán về giá cả.
-
Thẩm định công nghệ thông tin
Khảo sát hệ thống CNTT, hạ tầng và tình trạng bảo mật, làm rõ các rủi ro kỹ thuật cũng như các điểm cần cải thiện. Tùy theo nhu cầu của khách hàng, chúng tôi sẽ đề xuất dịch vụ thẩm định phù hợp và tối ưu nhất.
-
Thẩm định pháp lý
Kiểm tra toàn diện các hợp đồng, giấy phép và tình trạng tuân thủ, từ đó cung cấp những phân tích chuyên sâu nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro pháp lý.
-
Thẩm định nhân sự
Phân tích cơ cấu nhân sự, hệ thống tiền lương và tình trạng hợp đồng lao động, từ đó đánh giá mức độ ổn định của tổ chức cũng như
rủi ro trong quá trình sáp nhập sau giao dịch. -
Thẩm định
thuế
Xác định các rủi ro thuế và những vấn đề tiềm ẩn, đồng thời đưa ra các tư vấn nhằm giúp doanh nghiệp tránh được những gánh nặng phát sinh ngoài dự kiến sau giao dịch.
-
Thẩm định
hoạt động
kinh doanhĐánh giá thị trường, tình hình cạnh tranh và kế hoạch kinh doanh, qua đó đánh giá tiềm năng tăng trưởng và giá trị chiến lược của công ty mục tiêu.
Post-Merger Integration services Tư vấn quy trình sau khi chuyển nhượng (PMI)
Với sự am hiểu sâu sắc sự khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản, cũng như chuyên môn sâu rộng về quy trình sau khi chuyển nhượng (PMI), chúng tôi giúp tối thiểu hóa rủi ro sau M&A và đảm bảo quá trình tích hợp diễn ra suôn sẻ.

- Làm rõ chiến lược sáp nhập và xây dựng lộ trình thực hiện
- Sắp xếp ưu tiên công việc phù hợp với các mục tiêu kinh doanh
- Hợp nhất văn hóa doanh nghiệp và thiết lập hệ thống quản trị

- Cung cấp thông tin phù hợp đến các bên liên quan
- Duy trì và củng cố mối quan hệ tin cậy với nhân viên và đối tác
-
Làm cầu nối văn hóa và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau

- Thiết lập KPI và theo dõi tiến độ thực hiện
- Hỗ trợ hiện thực hóa hiệu quả của các yếu tố cộng hưởng kỳ vọng
- Đề xuất giải pháp xử lý vấn đề và phương án cải thiện sau sáp nhập

- Hỗ trợ thống nhất hệ thống tài chính, kế toán, nhân sự và công nghệ thông tin
-
Thiết kế và chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ
-
Giảm chi phí trùng lặp và nâng cao năng suất

- Hoàn thiện hệ thống kế toán: Thiết kế và triển khai quy trình kế toán phù hợp sau khi sáp nhập
- Thống nhất chuẩn mực kế toán: Hỗ trợ chuyển đổi từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực kế toán Nhật Bản (J-GAAP) hoặc chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS)
- Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ: Hỗ trợ tăng cường quản lý rủi ro và tuân thủ quy định
- Chuẩn hóa báo cáo tài chính: Xây dựng hệ thống báo cáo minh bạch và đáng tin cậy trên toàn bộ tập đoàn
Why choose S&C
Vì sao nên chọn S&C đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn?

-
Kết nối đối tác M&A
Chuẩn xác - nhanh chóngVới mạng lưới hơn 50 đối tác M&A tại Nhật, S&C hỗ trợ doanh nghiệp Việt tìm kiếm và đề xuất nhà đầu tư phù hợp, từ đó rút ngắn thời gian đàm phán và tăng tốc tiến độ thương vụ.
-
Tháo gỡ rào cản văn hóa Việt – Nhật
Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc tại Nhật Bản, các thành viên sáng lập am hiểu sâu sắc văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam – giúp đề xuất giải pháp phù hợp với logic kinh doanh và cách ra quyết định của doanh nghiệp Nhật.
-
Năng lực tư vấn chuyên sâu từ kinh nghiệm thực tiễn
Sở hữu chứng chỉ CPA Nhật Bản và nền tảng từ Big4 như Deloitte, KPMG Nhật, và kinh nghiệm tham gia hơn 40 dự án Việt- Nhật, S&C có năng lực xử lý trực tiếp các vấn đề về vận hành, thuế và pháp lý xuyên biên giới.
CASE STUDY
Các ví dụ thành công

Hỗ trợ M&A của S&C giúp giảm thiểu rủi ro thuế và chi phí phát sinh
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhiều hơn một sổ sách kế toán nhằm mục đích giảm gánh nặng thuế. Điều này khiến việc nắm bắt chính xác tình hình thực tế của doanh nghiệp trở nên khó khăn, dẫn đến việc thẩm định doanh nghiệp (Due Diligence) và tích hợp sau sáp nhập (PMI) tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Đặc biệt, tồn tại nguy cơ bị truy thu thuế, gây ảnh hưởng đến quá trình sau chuyển nhượng.
Cách tiếp cận của S&C
Tại S&C, chúng tôi thực hiện kiểm tra sổ sách một cách kỹ lưỡng ngay từ trước khi ký kết LOI (Thư bày tỏ ý định đầu tư), và tiến hành thẩm định sơ bộ (pre-DD) sâu hơn so với thông thường. Qua đó, chúng tôi phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn về thuế và giúp khách hàng đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Ngoài ra, nhằm giảm thiểu rủi ro sau M&A, chúng tôi tiến hành phát hiện trước các chênh lệch về chuẩn mực kế toán và bắt đầu triển khai kế hoạch PMI từ giai đoạn trước khi ký kết SPA (Hợp đồng mua bán). Dựa trên việc nắm bắt toàn diện các khoảng cách này, chúng tôi hỗ trợ xây dựng gói điều chỉnh hợp nhất kế toán, góp phần đảm bảo cho quá trình tích hợp sau sáp nhập diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

Khả năng đàm phán để thu hẹp khoảng cách về giá là yếu tố then chốt cho thành công trong M&A
Trong các thương vụ M&A, khoảng cách về giá kỳ vọng giữa bên bán và bên mua là một thách thức gần như không thể tránh khỏi. Đặc biệt đối với bên bán, doanh nghiệp thường là “đứa con tinh thần” đã được nuôi dưỡng trong nhiều năm, do đó mức giá dựa đơn thuần vào “giá thị trường” thường không đủ thuyết phục. Trong một thương vụ thực tế, bên bán đã đưa ra mức giá kỳ vọng cao gấp hơn 5 lần giá trị thị trường, khiến cuộc đàm phán không thể bắt đầu được.
Cách tiếp cận của S&C
Tuy nhiên, S&C đã tiếp cận bằng cách đánh giá giá trị doanh nghiệp dựa trên tiềm năng tương lai, tài sản vô hình và hiệu ứng cộng hưởng (synergy) mà thương vụ có thể mang lại. Bên cạnh đó, chúng tôi còn đề xuất cơ chế “Earn-out”, giúp bên mua giảm thiểu rủi ro, đồng thời tạo điều kiện để bên bán nhận được mức giá cao nếu đạt được kết quả kinh doanh nhất định sau M&A. Nhờ vào chiến lược đàm phán linh hoạt và sáng tạo, chúng tôi đã hỗ trợ hai bên tiến tới một thỏa thuận mà cả bên mua lẫn bên bán đều cảm thấy hài lòng.
Tại S&C, chúng tôi áp dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm dung hòa giữa kỳ vọng của bên bán và điều kiện thực tế của bên mua. Thông qua việc định giá tài sản vô hình, chúng tôi phân tích kỹ lưỡng giá trị thương hiệu, mạng lưới kinh doanh, giấy phép, và đặc biệt là những điểm mạnh độc đáo mang tính đặc thù của ngành. Những yếu tố này – vốn không thể hiện rõ trong dữ liệu tài chính – được phản ánh một cách hợp lý trong định giá, cùng với hiệu quả cộng hưởng (synergy) mà bên mua có thể thu được trong tương lai.
Chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp định giá phù hợp với từng ngành nghề và tình trạng cụ thể của doanh nghiệp, nhằm đưa ra kết quả đánh giá có độ tin cậy cao. Qua đó, giúp xây dựng điều kiện giao dịch mà cả hai bên đều dễ dàng chấp nhận, góp phần dẫn dắt quá trình M&A diễn ra suôn sẻ và thành công.

Khác biệt văn hóa giữa doanh nghiệp Nhật Bản – ưu tiên quyết định thận trọng, và doanh nghiệp Việt Nam – đề cao tốc độ, dẫn đến khoảng cách trong giao tiếp
Tại một công ty sản xuất băng chuyền của Việt Nam, văn hóa thu thập và phân tích dữ liệu doanh thu – lợi nhuận một cách thường xuyên chưa được hình thành. Do đó, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc phản hồi kịp thời các câu hỏi chi tiết từ phía đối tác Nhật Bản, dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình trao đổi thông tin. Tình trạng này kéo dài đã khiến động lực bán doanh nghiệp của phía Việt Nam suy giảm, và cuối cùng, doanh nghiệp đã từ chối tiếp tục trả lời các câu hỏi từ phía Nhật Bản, gây cản trở lớn cho tiến trình M&A.
Cách tiếp cận của S&C
Đội ngũ S&C không chỉ đơn thuần truyền đạt các yêu cầu từ phía Nhật Bản, mà còn chú trọng vào việc nâng cao hiểu biết về quy trình M&A và xây dựng giao tiếp một cách cẩn trọng, rõ ràng. Trước tiên, chúng tôi giải thích một cách dễ hiểu về quy trình cơ bản của M&A cũng như tầm quan trọng của việc minh bạch thông tin, giúp doanh nghiệp bán hiểu rõ lý do tại sao phía Nhật Bản cần những thông tin chi tiết.
Sau đó, chúng tôi tiến hành đối thoại trực tiếp nhiều lần với doanh nghiệp bán, giải thích cặn kẽ bối cảnh của từng câu hỏi và vai trò thiết yếu của thông tin trong M&A. Thông qua các buổi gặp mặt trực tiếp, S&C nỗ lực xây dựng mối quan hệ tin cậy với doanh nghiệp.
Kết quả là, doanh nghiệp bán đã hiểu rõ lợi ích của việc xây dựng mối quan hệ đối tác dài hạn với doanh nghiệp Nhật Bản, từ đó củng cố lại ý định chuyển nhượng và tích cực hợp tác trong việc cung cấp thông tin cần thiết.